5 cách tập bé bú bình hiệu quả nhất mẹ cần biết

Bao lâu cho trẻ bú bình một lần? - Green Field Spa

 

Hầu hết các mẹ phải quay trở lại với công việc khi hết thời gian ở cữ. Bắt đầu từ thời điểm này, người mẹ phải vắt và bảo quản sữa mẹ; sau đó, người ở nhà sẽ cho sữa mẹ vào bình để bé bú. Tuy nhiên, nếu không luyện tập từ từ thì con bạn sẽ từ chối bú bình vì đã quen ti mẹ. Quá trình này không hề khó nếu mẹ áp dụng 5 bí quyết dưới đây

 

5 cách tập bé bú bình hiệu quả nhất mẹ cần biết

 

Lưu ý thời gian

Sữa mẹ trong và loãng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không -  Nhà thuốc Long Châu

 

 

Mẹ nên huấn luyện bé trước 2-3 tuần khi đi làm nhé, đây là khoảng thời gian vừa đủ để con bạn quen với việc bú bình mà không cần mẹ bên cạnh.

Cho con bú bình vào buổi sáng, lúc con đói sẽ dễ hơn các thời điểm khác trong ngày.

 

Chất lượng sữa mẹ

Máy hâm sữa cho bình cổ siêu rộng Fatz Baby FB3027SL | Máy Hâm Sữa FatzBaby  | moby.com.vn

Máy hâm sữa Fatzbaby FB3028SL

 

 

Ngoài việc trữ sữa đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cũng cần biết cách rã đông và hâm sữa để con bạn không từ chối bú.

Mẹ nên làm ấm sữa giúp bé cảm nhận nhiệt độ gần giống sữa từ bầu ngực bé chảy ra, từ đó con sẽ dễ tiếp nhận hơn.

Sử dụng một máy hâm sữa tiện lợi là giải pháp phù hợp cho mẹ lúc này

Bình sữa và núm ti

 

Có bình sữa và núm ti phù hợp là con có thể tu ti ở nhà mà không cần mẹ kề bên

Có bình sữa và núm ti phù hợp là con có thể tu ti ở nhà mà không cần mẹ kề bên

 

Mẹ nên chọn núm ti có cấu tạo càng gần giống ti mẹ càng tốt. Lasihno là một trong những ứng viên xuất sắc cho hạng mục này

Tham khảo thêm : Bộ núm ti Lansinoh

Ngoài ra mẹ nên kiểm tra tốc độ chảy sữa của núm vú, nên là 1-2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé hơn cả. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, bạn nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy quá nhanh khiến bé sợ, trong khi đó, dòng chảy chậm khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.

Nếu bé không hài lòng với núm vú này, nên đổi sang loại khác. Làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú nếu bé đang mọc răng.

Bình sữa nào sẽ hợp lý cho con bạn khi mới tập bú bình? Mẹ cần lưu ý các tiêu chí sau đây:

+ Chất lượng bình sữa đảm bảo không chứa BPA gây hại

+ Mẹ nên chọn bình có cấu tạo cổ rộng để đánh lừa thị giác bé, con bạn sẽ cảm giác bình sữa này gần giống bầu ti mẹ và dễ chịu bú hơn.

Gợi ý cho mẹ: Bình sữa Lansinoh

 

Điều khiện môi trường xung quanh

 

Mẹ có thể thử nhờ người khác cho bé bú bình vì có nhiều bé quen hơi mẹ, chỉ muốn ti vú mẹ. Có nhiều bé khác lại ngược lại cần có mẹ mới chú bú, vì vậy mẹ nên linh hoạt tạo điều kiện cho bé nhé.

 

Đừng ép con

 

Mách mẹ cách tập cho bé bú bình nhanh chóng -

 

Thay vì “nhét” núm vú bình sữa vào miệng bé, mẹ chỉ nên chạm núm vú vào môi và đợi bé mở rộng miệng “đón” núm vú bình như cách bé bú mẹ, với miệng bé mở to chắc chắn là miệng bé ôm núm vú với độ rộng, không phải chỉ “nhay” mỗi đầu núm vú.

 

Một số lưu ý khi tập bé bú bình mẹ cần biết

 

Không cho con ti bình trước 6 tuần tuổi

 

Nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé tập bú bình sau 2 tháng tuổi, cho bé bú bình quá sớm có thể khiến con không chịu ti trực tiếp mẹ nữa. Điều này có thể khiến sữa mẹ ra ngày càng ít.

Mẹo: Nếu bị ít sữa,mẹ có thể dùng máy hút sữa có chế độ massage hoặc mô phỏng nhịp bú tự nhiên của bé) để kích thích ra sữa nhiều hơn.

 

Dùng máy tiệt trùng bình sữa

 

Máy tiệt trùng bình sữa là gì, có công dụng gì? Có nên mua không?

Máy tiệt trùng bình sữa Philip Avent 3 in 1

 

Đi kèm với việc cho con bú bình là công cuộc vệ sinh bình sữa, núm ti, dụng cụ trữ sữa. Phương pháp luộc theo dân gian tưởng chừng là tiết kiệm và hiệu quả nhưng thật sự tốn thời gian, dễ gây phỏng, cong – vênh bình sữa và núm ti mẹ ạ. Với mẹ sữa hiện tại cần tập trung thời gian để cân bằng cho sự nghiệm và chăm con, sao mẹ không đầu tư ngay một máy tiệt trùng bình sữa tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Ngày nay, nhiều hãng sản xuất đã tích hợp thêm nhiều chức năng cho các máy này, càng tiết kiệm thời gian và chi phí cho mẹ.

 

Tư thế cho bé bú bình đúng

 

Mẹ có thể tham khảo 3 tư thế sau đây nhé. Con bạn sẽ bú bình ngoan hơn và tránh được những rủi ro không đáng có.

 

Bế bé 1 bên

Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình "một phát ăn ngay" mẹ biết chưa

 

Cho bé tựa vào lòng

副乳的危害是什么_爱言情_爱生活爱言情

 

Bé ngồi tựa lên đùi

Tư thế cho bé bú bình đúng cách và tránh sặc sữa cho bé | websosanh.vn

 

Dù ở tư thế nào mẹ cũng nên lưu ý:

Luôn dốc cao bình sữa (tạo góc nghiêng chứ không phải dựng đứng bình sữa) để sữa luôn ngập đầy núm vú. Điều này giúp bé không nuốt phải khí thừa gây đầy hơi, chướng bụng.

Không để bé nằm thẳng khi bú, nếu bé ngủ quên khi bú bình bố mẹ nên dừng việc cho bé bú vì việc bé bú trong vô thức có thể không nuốt kịp gây sặc sữa.

Mỗi lần cho bé bú bình bố mẹ không nên thay đổi nhiều tư thế, nên ngồi yên ở một vị trí và không thay đổi tư thế để hình thành thói quen ăn ngoan ngoãn tại chỗ cho bé, không đòi ăn rong.

Bố mẹ cố gắng giữ bình sữa ổn định trong quá trình bé bú, không rung lắc quá mạnh để tránh tạo bọt khí.

Tạo cho bé cảm giác thoải mái khi bú bình bằng cách chọn một nơi thoáng và dễ chịu để ngồi cùng bé trong lúc bé ăn và đừng quên cầm theo một chiếc khăn trong tay.

 

Đừng để con một mình

Infant Hands Holding Bottle Of Milk On Light Blue Floor Background Feeding  Time Pastel Color Closeup Point Of View Shot Top Down View Stock Photo -  Download Image Now - iStock

 

Mẹ ơi, đừng bao giờ để cho bé tự bú bình một mình nhé, điều này vừa đảm bảo an toàn cho bé vừa là cơ hội để bố mẹ gần gũi, tăng thêm tình cảm với con mình.

Các mẹ tuyệt đối không để trẻ tự bú sữa một mình mà cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phòng khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa còn xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bú xong, các mẹ vẫn cần xem con có biểu hiện lạ hay không.

 

Không nên cho trẻ bú bình trên giường

 

Việc cho trẻ bú trên giường không chỉ tập thói quen xấu khiến trẻ khó ngủ hoặc khó tự lập mà còn tạo ra nhiều mối nguy tiềm ẩn với trẻ như:

- Nghẹt thở: Trẻ sơ sinh ngủ trong khi bú bình có thể hút chất lỏng vào phổi. Sau đó, bé có thể nghẹt thở hoặc hít vào. Điều đó khá nguy hiểm cho em bé.

- Sâu răng: Nếu bé ngủ với bình sữa, sữa có thể từ từ chảy vào miệng bé, làm ướt răng bé và khiến bé có nguy cơ bị sâu răng.

 

Kết luận

 

Trên đây là những bí quyết để mẹ tập bé bú bình dễ hơn đồng thời đảm bảo an toàn bé. Nếu mẹ còn băn khoăn và thắc mắc gì cần tư vấn về công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại liên hệ MevaBe123 nhé.

 

Về Mevabe123

 

Mevabe123 thuộc sở hữu của công ty cổ phẩn Be Bé - đơn vị chuyên cung cấp máy hút sữa chính hãng và các sản phẩm mẹ và bé cao cấp. Be Bé Shop còn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, hỗ trợ mẹ tối đa trong sự nghiệp nuôi con bằng sữa mẹ.

 

 

Thông tin tư vấn và đặt hàng

 

Liên hệ tư vấn, đặt hàng:https://www.facebook.com/MevaBe123

Fanpage: https://www.facebook.com/MevaBe123

Website: https://bebe.net.vn/ hoặc https://mevabe123.com

Hotline: 0937.285.888 – 0937.020.123 –  0937.240.123

Kênh Youtube Mevabe123: https://www.youtube.com/c/MevaBe123-BeBeSHOP/

Kênh Video của Nguyễn Đại Phú (Bà đỡ sữa mẹ) : https://bom.to/9LvByf0

Theo dõi trên Zalo để nhận nhiều ưu đãi: https://zalo.me/3786524489876109411

 

Tags: chia sẻ