CON BỊ F0 - BA MẸ NÊN CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

 

Dạo gần đây, các ca nhiễm covid-19 ở trẻ em tăng lên rất nhiều. Các mẹ có con là F0 hẳn rất đau lòng và lo lắng cho con mình. Biết rõ nỗi lo ấy nên hôm nay, nhà Be Bé sẽ có một bài hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc con là F0 cho các mẹ. 

 

Đầu tiên, đừng quá lo lắng các mẹ nha, theo nghiên cứu tại Vũ Hán, chỉ có khoảng dưới 6% trẻ em nhiễm covid ở nặng và rất nặng. Các ca covid ở các bé chủ yếu ở mức không triệu chứng, nhẹ và trung bình. Vậy nên các mẹ hãy cố gắng thật sự giữ bình tĩnh để có thể tập trung chăm sóc các bé một cách tốt nhất nhé. 

 

6Kzdh5EPcMJrXnE1EDw9uL1M5fOnA3NUCgMXZfHcy1A61DbzNE5u-2f8Mvsx4XBAtYtNoZ6uD4R8b_wtX0ls_6xw8VCsczovYdiQxhzSIMCNE8DieDGhfy2HmvaBMqqWQo6bw4wr

 

  1. Điều kiện để điều trị cho các bé tại nhà

Những bé đủ điều kiện được điều trị tại nhà là những bé F0 ở thể không triệu chứng hoặc thể nhẹ, có nghĩa là bé chỉ có các triệu chứng như hắt hơi, ngạt mũi, đau họng, ho, tiêu chảy, đau mỏi cơ,... và không có biểu hiện viêm phổi (tức độ bão hòa oxy >= 96 khi thở khí trời),...

 

Đặc biệt chú ý, đối với các bé mắc bệnh nền như: đau tim, gan, thận, các bé đẻ non hay các bé nhẹ cân hoặc béo phì, bé mắc các bệnh về chuyển hóa, tiểu đường,...  sẽ dễ chuyển biến nặng hơn là các bé khỏe mạnh. Thế nhưng các bé F0 đang mắc bệnh nền vẫn có thể được điều trị tại nhà nếu bệnh nền của bé đang được kiểm soát tốt. 

 

FeE4SHRjCCSqInQyjtgR5lTZjVzLHDnmqs7VUQ0MM4knKuKqZ2fOeeuvnKwZ95tAOUcKPO525xCujdhIFLkOJRb6N8NwYB5GYosb18MwITZgMoNaqP0Xyqzm2g4f3ht8trCwiRq0

  1.  Những thứ các mẹ nên chuẩn bị

Để có thể điều trị và chăm sóc các bé một cách tốt nhất, các mẹ nên chuẩn bị một không gian riêng biệt cho các bé. Có thể là một phòng riêng hoặc một không gian cách biệt, thông thoáng nếu gia đình không có phòng dư. Các mẹ nhớ vệ sinh thật kỹ không gian ở của bé để đảm bảo giữ sức khỏe của bé ở mức tốt nhất.

 

Các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của cơ sở y tế thuộc tuyến của gia đình mình để có thể liên hệ kịp thời trong trường hợp các triệu chứng của bé trở nặng. 

 

Mẹ chú ý nên chuẩn bị sách, đồ chơi, gọi điện trò chuyện cùng bé thường xuyên,... để giữ tinh thần các bé vui vẻ, tích cực, tránh nhàm chán và ảnh hưởng tâm lý  khi phải cách ly tại nhà.

 

zkN8RAOcsr2zmbPl_lvifY2SypxRcAf6kl2RNJy-_C6eO4FEaDcGb3DgwEjQth_gT6P-L_10YAUF3ulXKd5RHYYxXv0hCLRCj6EUbJKwIpLTmRs4zNmLxv6jqqdV2Dh9MLd8hk2M

 

  1. Các vật dụng và các loại thuốc cần có

Để theo dõi sức khỏe của bé và điều trị một cách tốt nhất, các mẹ nên chuẩn bị một số vật dụng y tế như: nhiệt kế (các mẹ nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử để đảm bảo chính xác và an toàn) để đo thân nhiệt cho bé, kẹp tay đo độ bão hòa oxy. Đối với các bé lớn, mẹ có thể chuẩn bị thêm máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp của bé.    

 

q3-CzXBMXsshw894CgXHk6ApYzG6wGW7Xds7mUiJnq41e2qtGJp0hFr3bBd_ezEtts0agjvmWhLMBmc-wDUQ5iFGThbFDMLm57osq5bgdmin5bDjEf28ro8IO8f96mIgr4E6OM3w

 

Bên cạnh các loại vật dụng, mẹ cũng cần chuẩn bị một số loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị như:

 

Thuốc vệ sinh: các mẹ nên dùng Betadine cho các bé xịt/ súc họng, tránh nhiễm trùng và giảm viêm. Mẹ chú ý dùng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.  Ngoài ra, các mẹ nên liên hệ và nhận tư vấn của các nhân viên y tế ở các trung tâm y tế để có thể được hỗ trợ tốt nhất.

 

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các mẹ nên dùng thuốc giảm đau có thành phần là paracetamol. Có một lưu ý là paracetamol cần được sử dụng với liều lượng phù hợp với cân nặng của từng bé vì thuốc được chuyển hóa qua gan nên quá liều rất dễ dẫn đến suy gan. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế hoặc các bác sĩ về liều lượng khi cho bé sử dụng loại thuốc này. Các mẹ chú ý là chỉ nên cho bé dùng thuốc khi bé sốt trên 38.5 độ C lâu hoặc sốt lâu ngày không giảm, không nên tùy tiện sử dụng thuốc cho các bé.

 

Thuốc tiêu hóa: trong quá trình điều trị, các bé rất dễ bị mất nước và các loại khoáng chất cần thiết. Các mẹ có thể sử dụng oresol là nguồn bổ sung nước và các chất điện giải cho bé, các mẹ lưu ý pha  oresol theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thuốc và đặc biệt không được chia nhỏ liều lượng vì khi chia nhỏ liều sẽ khiến các bé dễ bị rối loạn nước và điện giải. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chuẩn bị thêm men tiêu hóa để giúp bé có thể tiêu hóa dễ dàng hơn vì khi mắc bệnh, hệ tiêu hóa của bé cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng và yếu đi.

 

Thuốc hô hấp: các mẹ nên chọn dùng các loại thuốc thảo dược cho bé để hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh gây ra trong vấn đề hô hấp.

 

Thuốc vitamin: Các loại vitamin B và C rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho bé. Để bổ sung đầy đủ nhất cho bé, các mẹ nên sử dụng vitamin tổng hợp cho bé kèm với các loại thuốc bổ sung các loại khoáng chất như canxi, kẽm, … để tăng sức đề kháng cho bé.

 

o5FCjtk8XzCJUlVsVQ4wdSZ3wqR0P0umaBVOD4clfd94Vc9ws98t58zc8CVTc3FsrwzxmmaIt7vJlqY3LL9EvOxotu7HhMWWePPEKkA3-nofe7iYEI2e5q21aRkeIgeDbC5kkW6E

 

Đặc biệt, Be Bé lưu ý các mẹ là không nên tùy ý dùng các loại thuốc chống virus khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể mang đến các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé và việc tùy ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.

 

Một ghi chú nho nhỏ đến các mẹ là chế độ ăn của mỗi bé sẽ còn tùy thuộc vào từng nhóm tuổi. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để xây dựng chế độ ăn hợp lý nhất cho bé.

 

  1. Theo dõi các chỉ số sức khỏe cho bé

Việc theo dõi các chỉ số sức khỏe của bé là một điều rất quan trọng trong quá trình điều trị. Các mẹ có thể kẻ một bảng như mẫu để tiện cho việc theo dõi hơn 

 

Ba chỉ số mà ba mẹ cần quan tâm nhất là thân nhiệt, nhịp thở và nồng độ bão hòa oxy.

 

Khi đo thân nhiệt, các mẹ cần đo 2 lần 1 ngày. Nếu thân nhiệt của bé trên 38,5 hoặc bé bị mỏi cơ thì đầu tiên các mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp. Các mẹ chú ý là các bé được coi là hạ sốt khi nhiệt độ giảm khoảng nhỏ và hợp lý (ví dụ như từ 39 độ giảm xuống còn 38.5 độ), lúc đó các mẹ nên ngừng cho bé dùng thuốc và theo dõi tình trạng của bé.

 

Đối với việc đo nhịp thở cho bé, các mẹ hãy nhớ từng lứa tuổi có tiêu chuẩn đánh giá nhịp thở riêng: đối với bé từ 0-2 tháng tuổi thì nếu chỉ số trên 60 lần/1 phút nghĩa là cao. Đối với các bé từ 2- 12 tháng tuổi thì nhịp thở trên 50 lần/1 phút là cao, từ 1-5 tuổi thì trên 40/1 phút, bé từ 5-12 tuổi thì nhịp thở trên 30 lần/1 phút, từ 12 tuổi trở lên thì nhịp thở được đánh giá như với người lớn: 20 lần/1 phút được tính là cao. 1 nhịp thở là 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. Các mẹ nên đếm lúc bé đang ngủ, nhìn nghiêng, chỗ giáp lồng ngực và bụng. Để đếm được chỉ số nhịp thở một cách gần đúng nhất thì các mẹ nên đếm 3 lần và chia trung bình để lấy chỉ số.

 

4I96YKHclOPKtnBDU5N8Q0vfSKZNAcIP03pV9GHkyQs3Wyvxunpgv2d_1opuWKT1aJtfgzV_bPu4A7kKi7DqB5bGrp39NBfN4eCKBersTHZQ1zi4zbPgHmvDpI8UHc6rK-CHVr2n

 

Khi các mẹ đo nồng độ bão hòa oxy thì nên dùng loại kẹp phù hợp với lứa tuổi. Nếu nồng độ bão hòa oxy của bé bằng hoặc trên 96 nghĩa là chỉ số vẫn bình thường.

 

Bên cạnh các chỉ số y tế trên, các mẹ nên quan sát thêm toàn trạng của bé: bé có tỉnh táo, có ý thức tốt, việc ăn uống, sắc thái da, bé có bị đau họng hay đau mỏi cơ, … 

 

Các chỉ số trên nên được note lại trên bảng, khi note, các mẹ nên ghi thêm giờ đo để dễ dàng nắm bắt.

 

5YiqIsFTaJ8EbIFKfVhWG3V73-T2BjcVwX1FsErel1U4y8nlnw-59HqumvlMcW0XHW5p254n323w4ZAU4mzFLmC_57k0Nr2pVNvd5GYRiV0vHCl0ZPN5NEp24iYT7HnthmCAMeBz

 

  1. Các dấu hiệu bệnh trở nặng

Nếu bé có một trong những dấu hiệu dưới đây, các mẹ cần gọi ngay cho trung tâm y tế tuyến mình và đưa bé vào viện để các bác sĩ điều trị và theo dõi:

  1. Li bì, lơ mơ, khó ý thức

  2. Không ăn được hoặc bỏ bú

  3. Không uống được

  4. Nôn hết mọi thứ được ăn

  5. Co giật

  6. Da xanh tái, nổi vân tím

  7. Sốt cao, không hạ được, nổi da đỏ hoặc đầu ngón tay sưng múp

  8. Nhịp thở nhanh

  9. Nồng độ bão hòa oxi dưới 96

  10. Thở rên, thở mạnh


 

Trên đây là tổng quan cách chăm bé F0 tại nhà được tổng hợp từ các nguồn uy tín. Hy vọng giúp đỡ được các mẹ sữa phần nào nhé!!

 

XS9smabLY7XmRgiOqVcx1hHbdom0xSt6hnygjPNfieINcW123eZH6FQcdv96_kUh4ocXPyuQYni1gwN7wqYFO8mH5TX_erodsqRoVMBa094M5wYCwS190mywUJjEEhBit8NjhdVU

 

Chương trình Hợp tác cùng Bác sĩ Phạm Xuân Linh, hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé 24/7 hoàn toàn miễn phí cho các khách hàng nhà Be Bé. Tham khảo thêm tại nhóm Mẹ Phú - Bs. Linh: Đồng hành nuôi con bằng sữa mẹ - Hạn chế kháng sinh