Cẩm nang lần đầu làm mẹ: Những kỹ năng quan trọng mẹ cần biết

Cẩm nang lần đầu làm mẹ: Những kỹ năng quan trọng mẹ cần biết

 

Cảm xúc lần đầu làm mẹ có lẽ là loại cảm xúc khó tả nhất. Vừa có chút vui vì gia đình chào đón thêm một thành viên nhí đáng yêu. Vừa có chút lo lắng vì không biết phải sắp tới mình sẽ phải đối diện với những gì? Phải chăm sóc con và bản thân như thế nào thì hợp lý?

Hiểu được sự lo lắng, băn khoăn của bạn ngay lúc này, Mevabe123 đã tổng hợp sẵn danh sách những điều quan trọng bạn cần biết khi lần đầu có con ngay bên dưới đây.

Một số thay đổi về cơ thể khi lần đầu làm mẹ

1. Rụng tóc nhiều hơn

Phụ nữ trước và sau khi sinh sẽ rụng tóc nhiều hơn bình thường

Điều thường thấy nhiều nhất ở những người phụ nữ trước và sau sinh, đó là tình trạng tóc rụng rất nhiều. Vì trong quá trình mang thai, mẹ phải san sẻ bớt chất dinh dưỡng cho con nên dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và rụng tóc. Bạn đừng lo, chỉ cần sau khi sinh xong bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc thì vấn đề này sẽ được khắc phục ngay.

2. Hay bị són tiểu

Không chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hay sau sinh cũng rất dễ mắc phải són tiểu. Nguyên nhân của việc này là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và những tổn thương các cơ, mô, dây bàng quang trong lúc sinh nở. Khi mắc phải són tiểu, đôi lúc chỉ cần bạn cười lớn hoặc hắc xì cũng có thể khiến bạn tè són.

3. Thay đổi về ngoại hình

Sau khi sanh, trên cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn da

Khoảng thời gian mang thai là lúc cơ bụng của người mẹ bắt đầu giãn nở rộng hơn và tăng cân vì nạp nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian ngắn. Cho nên rất khó để người mẹ lấy lại vóc dáng xinh đẹp như trước khi mang thai.
Không những thế, khi sinh con rồi, mẹ cũng thường xuyên mất ngủ vì tiếng khóc của con, thành ra trên mặt của người mẹ mới sinh còn xuất hiện những quầng thâm và bọng mắt. Có thể nói, quyết định mang thai và sinh con là một sự hy sinh bản thân cao cả của người mẹ.

 

Lần đầu làm mẹ những điều cần biết để tự chăm sóc bản thân

1. Chăm sóc bản thân một cách khoa học

Theo quan niệm trong dân gian, người phụ nữ sau sinh cần phải kiêng cữ đủ thứ điều để đảm bảo cho sức khỏe cho mẹ và cả bé. Tuy nhiên, vấn đề này không phải lúc nào cũng đúng và bạn vẫn nên chăm sóc một cách khoa học hơn. Bởi có những điều kiêng cữ có thể khiến cơ thể mẹ suy dinh dưỡng, đề kháng yếu, từ đó sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh cũng không đủ chất lượng.

2. Cảm xúc lần đầu làm mẹ dễ lên xuống thất thường

20230130_tGsxtbaNi8ZAO7eF.jpg

Lần đầu làm mẹ, đôi lúc bạn thấy mình là người hạnh phúc nhất, nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy thế giới như đang quay lưng với mình

Lần đầu tiên trong đời được làm mẹ, đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì lúc nào cũng chỉ xoay quanh việc chăm con. Cộng với thường mất ngủ do phải thức chăm con nên tâm trạng của bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực, dễ cáu gắt. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn lại vô thức cảm thấy vui vẻ đến lạ thường khi nhìn thấy “cục bột nhỏ” đang say sưa ngủ trong vòng tay của mình.

3. Hãy chia sẻ, đừng ôm hết mọi thứ vào mình

20230130_KPFKbQ30mDZPiHLs.jpg

Dùng cây lăn bụi 3m để hỗ trợ chồng làm việc nhà

Chăm trẻ sơ sinh thực sự rất cực. Bởi chúng có thể khiến bạn rơi vào trầm cảm nếu không biết cách san sẻ công việc với người thân gia đình, luôn tự mình làm hết mọi thứ từ chăm con đến việc nhà, để rồi không giải tỏa được cảm xúc tiêu cực của mình. Do đó, khi bạn cảm thấy bản thân đã quá tải, bạn nên nhờ chồng hỗ trợ.

 

Lần đầu làm mẹ những điều cần biết khi chăm sóc con

1. Học hỏi bí quyết chăm con từ người có kinh nghiệm

Trẻ nhỏ có đề kháng yếu nên sẽ hay hành bệnh điển hình như: sốt khi mọc răng, phát ban, hăm tã, nôn trớ,… Để xử lý những chuyện này dễ dàng hơn, bạn có thể nhờ những người đã có kinh nghiệm chia sẻ cho vài bí quyết. Hoặc tham khảo một vài mẹo dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công như giúp con mọc răng, chích ngừa đều không bị sốt…

2. Dỗ con ngủ đúng cách

20230130_141ioxR0E4Gm9AhD.jpg

Tránh hôn con khi con chưa ngủ say

Giai đoạn từ lúc sinh đến hết 30 ngày đầu tiên, đảm bảo giấc ngủ của con là điều rất quan trọng. Bạn nên tạo môi trường ngủ phù hợp, không để con ngủ trong phòng quá ẩm thấp, tù bí. Ngoài ra, do cảm xúc lần đầu làm mẹ, bạn thường hay phấn kích, thích thú mỗi khi thấy con ngủ. Những lúc này, bạn chỉ muốn hôn và nói những câu vu vơ với con. Tuy nhiên điều này thực sự không nên vì ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của con.

3. Học cách tắm cho trẻ

Cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là những đứa trẻ vừa mới chào đời rất mềm mại, mỏng manh và dễ bị tổn thương từ những yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy bạn cần phải đặc biệt cẩn thận khi tắm cho con. Trước khi dây rốn tự rụng, bạn chỉ nên dùng khăn thấm nước ấm lau xung quanh người của con và không được cho con tắm bồn.

4. Lần đầu làm mẹ cần học cách cho bé ăn dặm

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên tập cho con ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Bởi nguyên do là vì sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày trong khi lượng calo trẻ cần lúc này lên đến 700kcal/ngày. Chính vì vậy, ăn dặm rất cần thiết để giúp con bổ sung đủ nguồn năng lượng.

Trước khi cho con ăn dặm, bạn hãy tìm hiểu sơ qua một vài câu hỏi như nên cho con ăn gì và cho con ăn như thế nào thì đúng cách? Khi bạn hiểu rõ vấn đề và cách làm, việc cho con ăn dặm sẽ không còn khó khăn nữa.

5. Thay tã cho con như thế nào

20230130_9ugIkMyD6Fq9o38H.jpeg

Không để mép tả cao hơn rốn khi con chưa rụng rốn

Lần đầu làm mẹ nên khiến bạn có hơi lọng cọng, gặp rắc rối trong việc thay tã cho con. Để giải quyết việc này, bạn hãy ghi nhớ một vài điều sau:

  • Lau sạch vết bẩn cho con, nhất là bé gái nhằm tránh trường hợp con bị viêm nhiễm.
  • Trước khi mặt tả, da của con cần được khô, thoáng.
  • Không để mép tả cao hơn rốn khi con chưa rụng rốn.

6. Trò chuyện cùng con để kích thích phát triển trí não

Ngoài cho con ăn ngủ, bạn cùng các thành viên trong gia đình còn cần thường xuyên giao tiếp, chơi đùa với bé. Nếu có thể, bạn hãy kết hợp thêm việc cho con nghe các bản nhạc giao hưởng hoặc nhạc có giai điệu nhẹ, vui tươi. Điều này không chỉ kích thích phát triển trí não, mà còn giúp trẻ có đời sống tinh thần phong phú và giàu tình cảm hơn.

Lo lắng khi lần đầu làm mẹ là điều rất bình thường. Nhưng thay vì cứ lo lắng, bạn hãy cố gắng bình tĩnh lại, chuẩn bị sẵn tinh thần và tìm hiểu nhiều kiến thức, kỹ năng để quá trình làm mẹ của bạn trở nên suôn sẻ hơn.

20230130_rz1rPFvePXQHGoqr.jpg

 

Ngoài ra lần đầu làm mẹ cần biết thêm những điều sau đây:

TẤT TẦN TẬT CẨM NANG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH CHI TIẾT TỪ 0 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI, NUÔI CON THÔNG MINH, KHỎE MẠNH, MẸ NHÀN TÊNH = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3325166934478941

LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ TẮC TIA SỮA = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3350939661901668

CÁCH XỬ TRÍ KHI SỮA MẸ QUÁ NHIỀU HOẶC QUÁ ÍT 🥰 = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3350783275250640

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA MEDELA FREESTYLE FLEX dành cho mẹ nào chưa biết = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3350298211965813

Những lý do không nên để trẻ khóc quá 10 phút = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3342611766067791

CHĂM SÓC TRẺ NHŨ NHI = https://www.facebook.com/TheBeBeHouses/posts/3341413949520906

Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ 0-3 Tuổi Thế Nào Là Bình Thường? => https://www.facebook.com/bau.vn/posts/9444269408932660
Kinh nghiệm mang bầu cho mẹ nào lần đầu còn bỡ ngỡ=> https://www.facebook.com/bau.vn/posts/9428627117163556