6 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi khó thở, dễ bị thiếu oxy

Bà bầu ngồi như nào cho đúng không ảnh hưởng thai nhi

 

Tư thế ngồi của mẹ bầu rất quan trọng vì nếu ngồi sai cách có thể làm thai nhi khó chịu đồng thời ảnh hưởng đến ngôi thai.

Ở tam cá nguyệt thứ nhất thai nhi còn rất nhỏ nên tư thế ngồi của mẹ bầu không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nhưng từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, do đó thai phụ cần chọn những tư thế ngồi phù hợp.

Đặc biệt càng về cuối thai kỳ, bụng càng to, lúc này tư thế ngồi của mẹ cần đáp ứng được việc nâng đỡ một trọng lượng nặng hơn nhiều so với trước đây. Nếu mẹ ngồi sai tư thế sẽ cản trở máu về tử cung, tác động xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng cũng như có thể làm thai nhi bị thiếu oxy.

Dưới đây là 6 tư thế ngồi “sai quá sai” của mẹ bầu khiến thai nhi trong bụng khó thở.

 

Ngồi bắt chéo chân

 

Tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thế ngồi lịch sự thường thấy ở chị em công sở, dân văn phòng. Tuy nhiên, thai phụ được khuyến cáo không nên ngồi tư thế này. Khi mẹ ngồi bắt chéo chân, máu sẽ dồn về chân nhiều hơn, làm tăng tình trạng phù nề vốn thường xảy ra trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tư thế ngồi này còn hạn chế lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch chân, máu về tử cung kém.

 

Mặt khác, thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể làm tư thế của thai nhi bị lệch, ảnh hưởng đến quá trình đi vào vùng chậu khiến ngôi thai bất thường, gây khó sinh cho mẹ.

 

Ngồi buông thõng vai

 

Đây là tư thế ngồi gây nhiều áp lực cho cột sống, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ ba khi thai nhi đã lớn trong bụng mẹ. Theo đó, mẹ sẽ bị đau lưng nhiều hơn nếu thường xuyên ngồi tư thế này.

 

Ngồi xổm

 

Ngồi xổm là tư thế mẹ bầu cần tuyệt đối “tránh xa”, nhất là khi bụng bầu lớn gây nhiều áp lực lên cột sống. Tư thế ngồi xổm không chỉ chèn ép lên bàng quang mà còn kéo căng các cơ, khiến các mạch máu lưu thông kém, từ đó làm nặng hơn tình trạng phù nề, suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, đây là tư thế được khuyến khích vì giúp xương chậu nở ra do tăng sức ép lên tử cung. Nhờ đó mà quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

 

Ngồi không tựa lưng

Bà bầu ngồi như nào cho đúng không ảnh hưởng thai nhi

 

Bầu bì ở những tháng cuối mẹ nên tránh ngồi ghế không tựa lưng vì dễ gây mỏi, đau cột sống. Nếu là ghế có tựa lưng thì nên chọn loại có lưng tựa cao để đỡ được hoàn toàn phần lưng của mẹ.

 

Ngồi khoanh chân

 

Ngồi khoanh chân, tương tự như cách ngồi vắt chéo chân dễ khiến phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, gây cản trở máu lưu thông, làm nặng hơn tình trạng phù nề.

 

Ngồi chân không chạm đất

 

Tư thế chân không chạm đất khiến máu dồn nhiều xuống chi dưới, làm tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Để cải thiện, mẹ có thể kê thêm một chiếc ghế thấp, chân đặt lên ghế sao cho đầu gối cao hơn mông một chút là ổn.

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi tốt nhất dành cho mẹ bầu là ngồi trên một mặt phẳng có lưng tựa cao, nếu cần thì kê thêm chiếc gối mềm phía sau. Tuy nhiên, mẹ cũng hạn chế ngồi nhiều, ngồi sai tư thế làm máu chi dưới lưu thông kém, cản trở máu dẫn về tử cung khiến thai nhi bị thiếu oxy.

 

Về MẹvaBé123

 

Mevabe123 thuộc sở hữu của công ty cổ phẩn Be Bé - đơn vị chuyên cung cấp máy hút sữa chính hãng và các sản phẩm mẹ và bé cao cấp. Be Bé Shop còn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, hỗ trợ mẹ tối đa trong sự nghiệp nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Thông tin tư vấn và đặt hàng

 

Liên hệ tư vấn, đặt hàng:https://www.facebook.com/MevaBe123

Fanpage: https://www.facebook.com/MevaBe123

Website: https://bebe.net.vn/ hoặc https://mevabe123.com

Hotline: 0937.285.888 – 0937.020.123 –  0937.240.123

Kênh Youtube Mevabe123: https://www.youtube.com/c/MevaBe123-BeBeSHOP/