- Địa chỉ: 86/56/29 Phổ Quang, phường 2, Tân Bình, HCM
- TEL 0937.285.888 - 0937.240.123 - 0937.020.123
Mẹ và bé cần ở cạnh nhau để việc cho con bú mẹ có được khởi đầu thuận lợi nhất. Từ thời khắc đầu tiên khi bé chào đời, bé được đặt lên ngực trần của mẹ (hay còn gọi là “da kề da”), hóc môn ‘làm mẹ’ đầy mạnh mẽ - prolactin - được kích thích.
Prolactin kích thích nguồn sữa tốt, ngay cả khi bé chưa hứng thú với việc bú sữa.
Sự tiếp xúc với bé sẽ kích thích hóc môn ‘tình yêu’ của mẹ - oxytocin, giúp mẹ tăng thêm tình yêu dành cho con.
Oxytocin có tác dụng xoa dịu cho cả mẹ và bé, kích thích tiết ra các loại hóc môn phản ứng lại sự ảnh hưởng của hóc môn adrenaline do cơ thể mẹ tiết ra khi sinh bé.
Dù ban đầu bé chưa bú sữa nhưng hệ tiêu hóa của bé vẫn sẽ được kích thích bằng hành động ‘tìm kiếm’ và ‘hít hà’ ti mẹ.
Việc tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh kích thích sự phản ứng thần kinh về sau của bé như hành vi rúc đầu vào ngực mẹ, lấy tay tìm ti mẹ đưa vào miệng và sờ ngực mẹ.
Bố có thể thay mẹ tiếp xúc da kề da với bé nếu mẹ không thể, không giới hạn thời gian và số lần thực hiện. Bạn nên thực hiện chậm rãi và tránh các tác nhân gây gián đoạn càng xa càng tốt. Việc tiếp xúc da kề da làm tăng sự gần gũi giữa 2 bố con.
Không phải tất cả các bé đều muốn bú sữa ngay sau khi chào đời. Bạn không cần lo lắng, chỉ cần quan sát để nhận biết các dấu hiệu khi bé đã sẵn sàng.
Mút lưỡi, môi, tay hoặc ngón tay khi ngủ.
Cử động bàn tay và cánh tay về hướng miệng.
Cử động mắt nhanh/không ngừng dưới mí mắt.
“Rúc đầu” vào ngực mẹ hoặc tìm kiếm ti mẹ.
Phát ra âm nhanh nhỏ.
Khóc hoặc ọ ẹ là những dấu hiệu cuối cùng khi bé đói, tới thời điểm này, bé có thể khá cáu kỉnh khiến cho việc bé ngậm ti mẹ trở nên khó khăn hơn.
Phản xạ vùng miệng - khi bạn chạm nhẹ vào mũi, má hoặc môi, bé sẽ phản ứng lại bằng việc há miệng, thè lưỡi ra và xuống thấp để sẵn sàng mút thật nhiều sữa.
Mút - khi bạn chạm vào vòm miệng của bé, là lý do bé cần ngậm đầu ngực mẹ cho đầy miệng để đầu ngực mẹ có thể vào sâu trong miệng, kích thích hút sữa.
Nuốt - khi miệng bé đầy sữa hoặc sữa non. Lắng nghe và quan sát bé nuốt khi cho bé bú là rất quan trọng để nhận biết bé bú có tốt không.
Bé thường sẽ thức giấc vài giờ sau sinh và rất muốn bú mẹ lần đầu tiên trong đời. Bé có thể cần được đánh thức nếu mẹ có dùng thuốc giảm đau khi sinh như pethidine (chất này truyền qua nhau thai và có thể khiến bé buồn ngủ). Lượng sữa non trung bình trong lần đầu mẹ cho bé bú là khoảng 5 ml hoặc tương đương một muỗng cà phê.
Các bé khỏe mạnh bình thường có thể chưa có nhu cầu bú sữa trong 48 giờ đầu. Các bé sử dụng năng lượng dự trữ đến khi lượng sữa mẹ tăng lên từ ngày thứ 2. Mẹ vẫn nên cho bé ngậm ti dù bé có thức hay có những dấu hiệu muốn được bú hay không. Mỗi bé một khác: một số bé chỉ bú một vài lần trong 24 giờ đầu, một số khác lại bú mẹ đến 8 lần. Điều quan trọng là mẹ không nên tách bé xa mẹ trong thời điểm này để mẹ hiểu hơn về bé và nhận biết những dấu hiệu bé muốn bú sữa.
Trong 48 giờ đầu, bé sẽ chỉ cần thay tã từ 2 đến 3 lần. Số lần thay tã sẽ tăng lên ít nhất 6 lần mỗi ngày khi bé được 5 ngày tuổi. Sữa non đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp bé đi ra phân su màu đen (phân của trẻ mới sinh). Phân của bé sẽ dần đổi màu theo thứ tự: dải phân đen, nâu đen, nâu xanh và vàng mù tạt vào ngày thứ 5.
Mặc dù việc cho con bú là điều hết sức tự nhiên, đây vẫn là một kỹ năng đòi hỏi cả mẹ và bé cần thời gian để học hỏi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay quan ngại gì, hãy tìm đến nữ hộ sinh hoặc chuyên gia tư vấn tại nơi bạn sinh sống để được giúp đỡ.
Cho con bú sau sinh - Làm sao để biết trẻ bú tốt ?
Mẹ và bé cần ở cạnh nhau để việc cho con bú mẹ có được khởi đầu thuận lợi nhất. Từ thời khắc đầu tiên khi bé chào đời, bé được đặt lên ngực trần của mẹ (hay còn gọi là “da kề da”), hóc môn ‘làm mẹ’ đầy mạnh mẽ - prolactin - được kích thích
Bình luận