Hướng dẫn mẹ chăm sóc cuốn rốn trẻ sơ sinh

 

Như các mẹ đã biết, trẻ khi ở trong bụng mẹ được kết nối trực tiếp với mẹ bằng một sợi dây gọi là dây rốn. Dây này có tác dụng truyền các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang bé để nuôi dưỡng bé. Sau khi sinh ra, sợi dây này hiển nhiên mất đi chức năng đó và phần rốn thừa sau một thời gian sẽ khô lại và rụng đi. Trước lúc đó, cuống rốn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy hôm nay Nhà Be Bé sẽ hướng dẫn và có một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh tại nhà, cùng tham khảo ngay nhé!

 

 

1. Sự rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

 

Ngay sau khi trẻ chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ kẹp và cắt dây rốn cách khoảng 2-3cm đến bụng bé. Việc này sẽ không hề gây đau đớn gì cho cả mẹ và bé vì dây rốn không có dây thần kinh. Dây rốn lúc này sẽ có màu sáng bóng và màu vàng. Khoảng từ 5 đến 15 ngày sau khi sinh ra, cuống rốn sẽ khô lại và có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám hoặc màu xanh, lúc này gốc rốn cũng sẽ khô lại và chuyển sang màu nâu đen. Dây rốn sau khi rụng có thể mất từ 7 đến 10 ngày để lành hoàn toàn. 

 

 

Hình 1: Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

 

2. Những bệnh lý thường gặp ở cuống rốn trẻ sơ sinh

 

Bệnh lý thường gặp nhất ở cuống rốn trẻ sơ sinh chính là viêm, nhiễm trùng.

Việc kiểm tra dây rốn cho con thường xuyên là rất quan trọng, nếu bố mẹ nhận thấy những vấn đề sau đây xảy ra với rốn con, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời:

 

  • Máu ở đầu dây rốn

  • Chất dịch màu trắng hoặc màu vàng chảy ra sau khi cuống rụng

  • Sưng hoặc đỏ xung quanh dây

  • Trẻ khóc khi mẹ chạm vào vùng rốn của bé...

Hình 2: Rốn trẻ có thể nhiễm trùng như vậy nếu vệ sinh và chăm sóc không đúng cách

 

3. Vì sao mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh

 

Mặc dù các vấn đề liên quan đến rốn trẻ thường ít xảy ra những biến chứng nghiêm trọng nhưng các bố mẹ cũng được chủ quan thì có thể dẫn đến những biến chứng như hoại tử, viêm mạch máu,...vì trong những ngày đầu trước khi rốn rụng, nó sẽ giống như một cánh cửa đang mở nên nếu mẹ vệ sinh hằng ngày cho bé sai cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ dẫn đến viêm nhiễm hoặc nặng hơn là hoại tử. 

 

 

Hình 3. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm trong việc chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh

 

 

4. Hướng dẫn vệ sinh cuống rốn và những lưu ý khi vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh

 

Trước khi cuống rụng: 

 

Hiện nay, đa phần các em bé sinh ra đều sẽ được kẹp rốn bằng một kẹp nhựa để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào rốn trẻ vì vậy mẹ chỉ cần giữ cho cuống rốn được thông thoáng và khô ráo, rốn sẽ tùy theo cơ địa của từng trẻ mà sẽ mất từ 5-15 ngày để khô lại và rụng đi. 

 

Khi tắm cho bé, mẹ có thể thuê dịch vụ tắm cho trẻ những ngày đầu, những nhân viên này sẽ biết cách tắm cho trẻ sao cho vùng rốn được bảo vệ. Nếu tự tắm cho trẻ mà vùng rốn bị ướt, mẹ cần dùng khăn mềm và sạch để thấm nhẹ vào vùng rốn con cho khô mẹ nhé!

 

Lưu ý khi mặc tã bỉm cho trẻ, mẹ tuyệt đối không được để bất kỳ phần nào của tã tiếp xúc với dây rốn hoặc để cạp quần lấp đi dây rốn, điều này sẽ khiến cuống rốn bị bí hơi và khó khô hơn, chưa kể còn có nguy cơ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể bé. Và điều cuối cùng, mẹ cần để rốn bé khô tự nhiên, tuyệt đối không giật hay tác động lên vùng rốn trẻ để đẩy nhanh quá trình rụng, như vậy có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng vùng rốn của trẻ. Nếu sau 6 tuần mà rốn vẫn chưa rụng, bố mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để có được những hướng dẫn và hướng điều trị khắc phục tốt nhất. 

 

 

 

Hình 4. Hướng dẫn vệ sinh cuống rốn và những lưu ý khi vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh

 

Sau khi rốn đã rụng:

 

Bố mẹ cần giữ cho khu vực này tiếp tục được khô ráo, tuyệt đối không để tã đè lên rốn bé vì rốn cần từ 7 đến 10 ngày để lành lại hoàn toàn. Nếu mẹ thấy khu vực này xuất hiện một ít chất lỏng màu vàng chảy ra mà không hôi, không phải mưng mủ, không có dấu hiệu nhiễm trùng thì mẹ yên tâm vì nó là dấu hiệu bình thường nhé. Sau khi rốn rụng hẳn, trên mặt rốn sẽ hình thành một lớp da mỏng để bảo vệ rốn. Tuy nhiên có thể sẽ hình thành một khối màu đỏ trên rốn gọi là nụ hạt rốn, nếu khối đỏ này không biến mất sau một tuần, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám nhé! 

 

Một số hướng dẫn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng như sau: 

 

- Rửa tay thật kỹ trước khi vệ sinh rốn trẻ

- Sau khi tắm, dùng bông gạc hoặc tăm bông tiệt trùng nhẹ nhàng thấm khô nước vùng rốn trẻ

- Mẹ mặc quần áo như thường lại cho trẻ, lưu ý không để cạp quần hoặc tã lấp rốn và chỉ phủ hờ áo che rốn thôi mẹ nhé. 

 

Lưu ý chung khi vệ sinh và chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh:

 

- Đảm bảo tay thật sạch trước khi chăm sóc rốn bé.

- Luôn giữ cho rốn bé sạch và thông thoáng khí.

- Khi tắm cho bé hạn chế cho nước chảy trực tiếp vào rốn bé.

- Không để chất lạ tiếp xúc với rốn bé.

- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu viêm nhiễm.

 

Hy vọng sẽ có ích cho các mẹ nhé!

 

Be Bé Buntino - Nguyen Dai Phu ( Bà Đỡ Sữa Mẹ) 

👉86/56/29 Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình 

📞Hotline: 0937 285 8880937 240 1230937 020 123 

❤Web: https://bebe.net.vn/ & mevabe123.com 

Shopee: https://shopee.vn/bebeshophouse 

Youtube: https://www.youtube.com/c/MevaBe123-BeBeSHOP 

Zalo OA:https://zalo.me/3786524489876109411 

Tham gia ngay Hội ba mẹ yêu con nhà Be Bé – Săn nghìn deal hot :

Cộng đồng Mẹ Phú - Bác sĩ Linh: Đồng hành nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế kháng sinh cho bé