- Địa chỉ: 86/56/29 Phổ Quang, phường 2, Tân Bình, HCM
- TEL 0937.285.888 - 0937.240.123 - 0937.020.123
Khớp ngậm không đúng thường dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ như lượng sữa ngày một ít đi, bé bú ít lại cho mỗi lần nhưng tần suất bú lại nhiều lần khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng tắc ti sữa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm, rát và tổn thương thi như nứt cổ gà,..
Gửi đến các mẹ một vài tình trạng có thể xảy ra do khớp ngậm không đúng nhé.
Xuất hiện tình trạng bé bú lắt nhắt, bé lâu no
Thiết nghĩ đó là một điều rất hiển nhiên, ngậm không đúng khớp khiến bé bú được ít sữa hơn. Trường hợp bé nhà mẹ ít kiên nhẫn thì sẽ nhanh chóng nhả ti. Bé bú lắt nhắt nên thường có khả năng đòi bú lại trong khoảng thời gian sau 30 phút đến 1 tiếng.
Khớp ngậm không đúng vô tình làm lượng sữa ngày một giảm đi
Sữa được tiết ra từ cơ thể mẹ vốn theo quy luật “cung - câu” hay “xin - cho”. Nhịp bú của bé kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa đúng với nhu cầu của bé. Thế nhưng trường hợp khớp ngậm sai, bé bú sẽ ít sữa hơn và tần suất nhả ti cũng tăng cao điều này dễ khiến cơ thể mẹ nhận định nhầm về nhu cầu của bé mà giảm đi lượng sữa được tiết ra. Mẹ có thể tự vắt để khắc phục tình trạng này không? Được nhưng không hiệu quả bằng nhịp bú của bé.
Khớp ngậm sai dễ khiến mẹ bị tổn thương đầu ti. Rất nhiều bà mẹ trên các diễn đàn mẹ bỉm đăng tải những bài viết về vấn đề ti bị tổn thương, đau, rát, nứt cổ gà. Điều này có thể khiến mẹ giảm bớt số lần cho bé bú vì đau rát.
Tổn thương đầu ti gọi rất nhẹ nhàng nhưng thật chất khá nghiêm trọng. Ngoại trừ làm tổn thương đầu ti của mẹ thì hệ lũy có thể dẫn đến viêm, tắc tia sữa hoặc rõ ràng hơn là lượng sữa của mẹ sẽ có dấu hiệu giảm dần.
Đặt bé nằm quá cao hoặc quá xa bầu ngực mẹ, cổ bé bị gập lại
Bé bú sai vị trí, thay vì quầng vú bé lại bú đầu ti. Điều này có xuất phát điểm là thói quen bú ti bình, ti giả. Ti bình thường rất cạn nên bé không thể bú sâu và mặc khác khi bú ti bình, lưỡi bé thường co vào sau nướu dưới
Ngậm sai khớp có thể xảy ra khi bé không đói, bé chưa muốn bú do buồn ngủ hoặc bé đã no do bú sữa ngoài chẳng hạn. Những điều này đều khiến bé không há miệng đủ to để ngậm sâu đến quầng vú.
Ngực quá căng nên bé không thể ép quầng vú vào được. Mẹ hãy vắt bớt vài giọt sữa và tiến hành massage quầng vú trước khi cho bé bú, điều này giúp quầng vú mềm hơn bé dễ bú hơn và dễ áp vào miệng hơn.
Khi cho bé bú và cảm nhận được những biểu hiện sau thì khớp ngậm đã đúng rồi các mẹ nhé.
Cằm bé phải cấm sâu vào trong bầu vú của mẹ
Giữ đầu bé ngửa ra sau, ước chừng góc giữa cầm và cổ của bé là 140 độ nhé.
Lưới của bé phải đưa ra phía trước đồng thời đè lên nướu dưới
Khoang miệng bé mở rộng tựa như cá đang đớp mồi và không chỉ dừng lại ở ngậm đầu ti mà bé phải ngậm sâu luôn cả quầng vú.
Bé ngậm quầng vú dưới nhiều hơn quầng vú trên. Mẹ lưu ý, lúc này đỉnh đầu ti sẽ chạm vào vòm trên trong họng của bé nhé
Ngậm khớp đúng mẹ sẽ không thấy đau hay khó chịu khi bé nút
Thường khớp bám rất chắc cho dù bé có ngưng nút hay không
Thường bé sẽ nút nhanh lúc đầu, điều này giúp mẹ massage cũng như thao tác giúp kích thích cơ thể mẹ tiết sữa. Sau khi có sữa. Bé sẽ bắt đầu mút, nuốt và thở theo nhịp, thi thoảng bé sẽ nghỉ vài phút rồi tiếp tục.
4.Vậy mẹ phải làm sao, thao tác thế nào để có khớp ngậm đúng?
Có thể mẹ chưa biết, chọn một tư thế ngồi hay nằm thoải mái sẽ giúp cơ thể mẹ tiết sữa nhiều hơn so với bình thường. Với khớp ngậm đúng, mẹ hãy chọn một tư thế ngồi hoặc nằm phù hợp và thoải mái để có hiệu quả tốt nhất và cách cho bé bú hiệu quả nhất nhé.
Trước khi cho bé bú, mẹ hãy lau đầu ti bằng nước sạch, khi cơ thể bắt đầu tiết sữa thì mẹ nên dùng sữa để lau nhé.
Đưa đầu ti chạm vào môi trên của bé, trường hợp đói bé sẽ há rộng miệng và đòi bú. Ngay lúc này mẹ phải lưu ý lưỡi bé phải lè dài ra phía trước.
Dùng một bàn tay để nâng đỡ cổ bé, mẹ giữ vững bé ở tư thế ngửa thoải mái, cằm bé tựa sâu vào bầu vú của mẹ.
Bàn tay mẹ tạo thành chữ C, các ngón tay ấn nhẹ lên phía trên hỗ trợ hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé
Tiếp theo, mẹ đặt môi dưới của bé vào ngay vị trí mép dưới của quầng vú (nhắm chừng khoảng 1.5 cm từ chân ti) rồi cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới mẹ nhé.
Tiếp theo, đỉnh đầu ti sẽ lọt qua môi trên và từ từ vào miệng bé, bé sẽ ngậm tự động ngậm được sâu và chắc quầng vú của mẹ.
Mẹ tham khảo thêm hình ảnh minh họa dưới đây nhé.
Tuy nhiên, trường hợp bé không mở lớn miệng và không lè dài lưỡi ra thì mẹ hãy để đầu ti chạm vào mũi bé như thế bé sẽ cố mở rộng miệng rồi các mẹ hãy dùng ngón tay trên đầu lưỡi của bé, điều này giúp bé thè lưỡi dài ra. Trong khoảng thời gian tập cho bé há miệng rộng và thè lưỡi ra để đón ti mẹ tuyệt đối không dùng ti giả hoặc cho bé bú bình nhé.
Sau khi theo dõi hết bài này, mẹ có thể tự tin có một tư thế cho bé bú với khớp ngậm đúng rồi nhé. Còn thắc mắc bất cứ vần đề gì về khớp ngậm đúng hoặc quá trình cho bé bú gặp khó khăn về ti hay các vấn đề về sữa mẹ thì các mẹ cứ liên hệ có thể ib Fanpage hoặc fb nguyen đai Phú để được tư vấn khớp ngậm trực tiếp hoặc nhận video hướng dẫn khớp ngậm nhé. Hoạt động trong ngành hàng mẹ và bé đã hơn 7 năm, Be Bé đã hỗ trợ hơn 10.000 mẹ bỉm dưới sự chỉ dắt của Bà Đỡ Sữa Mẹ Nguyễn Đại Phú nên các mẹ cứ yên tâm nhé.
Be Bé Buntino - Nguyen Dai Phu ( Bà Đỡ Sữa Mẹ)
👉86/56/29 Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình
📞Hotline: 0937 285 888 – 0937 240 123 – 0937 020 123
❤Web: https://bebe.net.vn/ & mevabe123.com
Shopee: https://shopee.vn/bebeshophouse
Youtube: https://www.youtube.com/c/MevaBe123-BeBeSHOP
Zalo OA:https://zalo.me/3786524489876109411
Tham gia ngay Hội ba mẹ yêu con nhà Be Bé – Săn nghìn deal hot : https://www.facebook.com/groups/2072168629716837
Cộng đồng Mẹ Phú - Bác sĩ Linh: Đồng hành nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế kháng sinh cho bé:
https://www.facebook.com/groups/177307017667915
Khớp ngậm đúng là điều vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề như cách cho con bú và lượng sữa con bú được hoặc mẹ có giữ được sữa lâu dài hay không. Khớp ngậm đúng rất quan trọng đối với các mẹ có ý định nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài nhé.
Bình luận